Tiến về Sài Gòn năm 1975 Trung_ương_Cục_miền_Nam

Sơ đồ danh sách các di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam

Vào thời điểm giải phóng Sài Gòn, Trung ương Cục miền Nam di chuyển làm 3 hướng chính:

  • Hướng chủ công: Ngày 9 tháng 4 năm 1975 tại Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam đóng về phía Tây thị trấn Lộc Ninh, có cuộc họp quan trọng gồm các cán bộ chủ chốt và Ban ngành của TƯCMN, Bộ tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Đoàn A75 (Bộ chỉ huy tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh do Đại tướng Văn Tiến Dũng dẫn đầu), Đại diện Bộ chính trị Lê Đức Thọ đi thẳng từ Hà Nội vào dự hội nghị. Tại hội nghị này Lê Đức Thọ công bố quyết định thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định:

Tư lệnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng, các Phó Tư lệnh gồm Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn; ngoài ra còn có Đinh Đức Thiện.

Chính ủy: Phạm Hùng.

Tham mưu trưởng: Lê Ngọc Hiền (Đoàn A75).

Đến ngày 14 tháng 4 năm 1975 Bộ chỉ huy chiến dịch đổi tên thành: Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ngày 22 tháng 4 năm 1975 Bộ chỉ huy chiến dịch được bổ sung thêm Lê Trọng Tấn làm phó Tư lệnh, Lê Quang Hòa làm Phó Chính ủy.

Để bảo đảm cho Phạm Hùng vừa thực hiện tốt đồng thời 2 nhiệm vụ: Bí thư Trung ương Cục miền Nam và Chính ủy chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định (Sau là chiến dịch Hồ Chí Minh). Văn phòng Trung ương Cục miền Nam cử Nguyễn Hồng Châu (Tư Châu nhỏ) đưa một phần lực lượng bảo vệ của D1, cùng với ê kíp phục vụ trực tiếp theo sát Phạm Hùng trong suốt chiến dịch, về chuyên môn thì Bảy Nê (Trưởng phòng thông tin) đưa theo một xe thông tin công suất 150W cùng đội ngũ tay nghề giỏi để phục vụ thủ trưởng. Bộ phận cơ yếu phục vụ cho Phạm Hùng do Quân ủy Miền đảm nhiệm. Toàn bộ lực lượng bảo vệ và phục vụ Phạm Hùng trong Bộ chỉ huy chiến dich Hồ Chí Minh cùng tiến về Sài Gòn theo Bộ chỉ huy của chiến dịch vào chiều ngày 1 tháng 5 năm 1975. Điểm xuất phát là khu vực Ván Tám nằm ở phía Nam Cầu Xe, Tây nam [Chơn Thành], phía Bắc thị trấn Bến Cát (Bộ chỉ huy dời về đây hôm 26 tháng 4 năm 1975, nằm sau lưng Bộ chỉ huy Quân đoàn 3 do Thiếu tướng Vũ Lăng làm Tư lệnh), hướng hành quân về Sài Gòn là vượt rừng Cau su Dầu Tiếng, đến Bến Củi qua Trảng Bàng theo Quốc lộ 22 tiến vào Trung tâm thành phố, điểm dừng chân đầu tiên tại Sài Gòn là trại David nơi có trụ sở Ban liên hợp Quân sự bốn bên.

  • Bộ phận tiếp quản Thành phố Sài Gòn: Ngày 12 tháng 4 năm 1975, tại Xa Mát, Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Bộ phận tiếp quản Thành phố Sài Gòn gồm đông đảo cán bộ chiến sĩ của các Ban ngành Trung ương Cục miền Nam, các lực lượng của khu Sài gòn cùng phối hợp, nằm dưới sự chỉ huy thống nhất của Võ Văn KiệtMai Chí Thọ, đã làm lễ xuất quân một cách trọng thể. Hướng hành quân cụ thể như sau: Từ Xa Mát (Tây Ninh) xuống Ba Thu (Svay Riêng, Campuchia), qua Đức Huệ, Đức Hòa, vượt Vườn Thơm, đến ngày 27 tháng 4 năm 1975, Bộ phận chỉ huy của đoàn dừng chân tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, vùng ngoại ô Thành phố Sài Gòn. Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố ngừng bắn chờ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào để bàn giao, Bộ phận này đã dùng xe GMC tiếp thu được, xuất phát từ vùng kinh A (Tân Nhựt), theo trục lộ số 10 tiến vào Thành phố, đến 13 giờ 30 phút cùng ngày, đoàn tiếp quản Thành phố Sài Gòn đặt Tổng hành dinh tại Trường Pétrus Ký (Lê Hồng Phong).

Chiều ngày 1 tháng 5 năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng có sự thay đổi nhân sự, đưa Tướng Trần Văn Trà, vào làm Chủ tịch ủy Ban Quân quản Thành phố Sài Gòn, Tướng Trần Văn Trà từ Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh vào Thành phố nhận nhiệm vụ mới.

  • Nguyễn Văn Linh về Thành phố: Bộ phận còn lại của Trung ương Cục miền Nam (Trừ Phạm Thái Bường mất năm 1973 do bị bệnh tại căn cứ), đóng tại căn cứ Romduol do Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam Nguyễn Văn LinhPhan Văn Đáng chỉ huy, có nhiệm vụ chỉ đạo toàn chiến trường B2. Đặc biệt có phối hợp chặt chẽ với Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, trong việc phát động quần chúng nổi dậy tại Thành phố Sài Gòn.

Để bám sát phong trào nổi dậy của nhân dân Sài Gòn-Gia Định và giữ khoảng cách gần gũi với Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh đang áp sát Thành phố, Trung ương Cục miền Nam cử các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ và bảo vệ do tiểu đoàn trưởng Phan Văn Khi (Tư Châu lớn) và Nguyễn Chính Dũng dẫn đầu đi tiếp nhận căn cứ của Thành ủy Khu Sài Gòn - Gia Định, tại Thanh An (Gần ngã ba Bông Giấy) thuộc Dầu Tiếng, Tỉnh Thủ Dầu Một. Công việc xây dựng, tu sửa lại căn cứ tại đây tiến triển tốt, chuẩn bị khá chu đáo để đón văn phòngTrung ương Cục miền Nam dời về.

Sau ngày 20 tháng 4 năm 1975, không khí chuẩn bị về Thanh An diễn ra khá náo nức. Tin vui chiến thắng tấp nập tràn về, các Quân đoàn chủ lực từ miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên vào chi viện cho mặt trận Sài Gòn đã đến các vị trí tập kết được chỉ định của mình, tư thế chiến thắng không còn chùn được nữa. Lúc này Trung ương Cục miền Nam ra lịnh chậm cuộc hành quân về Thanh An, chờ diễn biến mới của chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đoàn tiếp quản Thành phố (Võ Văn Kiệt) vào đến Pétrus Ký. Trung ương Cục miền Nam yêu cầu cho một chuyến xe thông đường từ Sài Gòn về căn cứ Romduol. Trưa ngày 1 tháng 5 năm 1975, xe thông đường về đến căn cứ, lệnh hành quân được phát ra ngay chiều hôm đó.

Đoàn xe Trung ương Cục miền Nam rời căn cứ lúc 8 giờ sáng theo lộ ủi ra Quốc lộ 22, qua Tây Ninh về Thành phố Sài Gòn, vào Trại David tham dự cuộc hội ngộ của các Tư lệnh chiến trường sau 30 năm mong đợi, lúc đó là 14 giờ ngày 2 tháng 5 năm 1975.